"Ngấm đòn" tỷ giá, Vua tôm Minh Phú bất ngờ báo lỗ quý 2

Trong 6 tháng đầu năm, nợ vay dài hạn của Minh Phú tăng vọt từ 500 tỷ đồng lên mức 2.975 tỷ đồng. Hàng tồn kho cũng tăng vọt từ 4.451 tỷ đồng.

tôm tươi
Tôm sú

Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2 năm 2015 với khoản lỗ bất ngờ gần 15 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, sau kết quả khiêm tốn quý 1 và quý 2, lãi ròng của Vua tôm Minh Phú chỉ còn 11 tỷ đồng. Quý 2 và 6 tháng đầu năm 2014, công ty lãi ròng lần lượt 203 tỷ đồng và 368 tỷ đồng.

Doanh thu thuần quý 2 của Minh Phú giảm 25,4%, chỉ còn 2.574 tỷ đồng. Tỷ trọng giá vốn/doanh thu thuần tặng từ 84% lên 92% khiến lãi gộp của công ty giảm sâu 61%, chỉ còn 209 tỷ đồng. Với mức lãi gộp này, chi phí tài chính trở thành "gánh nặng" cho Minh Phú với 148,5 tỷ đồng. Sau khi trang trải các chi phí trong kỳ, công ty lỗ thuần 58,2 tỷ đồng quý 2, lỗ sau thuế 49,6 tỷ đồng. Phần lỗ dành cho cổ đông công ty mẹ quý 2 là 14,6 tỷ đồng.

Đây là quý thứ 2 Minh Phú có kết quả kinh doanh suy giảm mạnh mẽ, sau khi công ty này quyết định rời sàn.

Minh Phú

Trong 6 tháng đầu năm, nợ vay dài hạn của Minh Phú tăng vọt từ 500 tỷ đồng lên mức 2.975 tỷ đồng. Hàng tồn kho cũng tăng đáng kể từ 4.451 tỷ đồng lên 6.173 tỷ đồng.

Với kết quả khiêm tốn này, 6 tháng đầu năm Minh Phú mới chỉ thực hiện chưa đến 1% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2015. Tình hình thị trường khó khăn, các nước như Indonesia, Ấn Độ, Malaysia... phá giá đồng tiền khiến giá tôm Việt Nam trở nên đắt tương đối so với tôm xuất xứ từ các quốc gia nói trên. Sản lượng xuất khẩu của Minh Phú vì vậy sụt giảm đáng kể, bên cạnh việc giảm giá bán. Công ty đồng thời cũng phải mua sản phẩm tôm từ nông dân với giá "không quá thấp" để duy trì vùng nuôi tôm. Kết quả kinh doanh u ám của Minh Phú xuất phát từ tình hình khách quan như vậy - ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Minh Phú đã chia sẻ với chúng tôi về tình hình hoạt động của Minh Phú trong thời gian vừa qua.

Tri thức trẻ/CafeF, 05/09/2015
Đăng ngày 06/09/2015
Đan Nguyên
Doanh nghiệp

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 08:00 27/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 10:23 24/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiện chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 11:55 23/04/2024

Xem giá đầy đủ - Nhanh chóng - Miễn phí tại Farmext App

Farmext App là ứng dụng quản lý trại nuôi tôm cá toàn diện, giúp người nuôi dễ dàng theo dõi và tối ưu hóa hoạt động nuôi trồng của mình. Một trong những tính năng nổi bật của Farmext App là cung cấp giá cả đầy đủ, nhanh chóng và miễn phí cho các sản phẩm liên quan đến nuôi trồng thủy sản.

Tôm sú
• 13:44 22/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 13:26 28/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 13:26 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 13:26 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 13:26 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 13:26 28/04/2024